Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Thêm một thương hiệu môtô xuất hiện ở tại Hà Nội

Cụ thể, KTM Văn Tân có 8 dòng xe (với 50 loại xe) phù hợp với từng phân khúc thị trường khác nhau. Tất cả các mẫu xe bán ra đều được bảo hành 2 năm mà không giới hạn số km, cùng với phụ tùng chính hãng để sẵn sàng thay thế khi cần.

Thương hiệu môtô KTM đến từ nước Áo vừa khai trương đại lý chính thức đầu tiên tại Hà Nội vào ngày hôm qua (20/10).

Như vậy là sau hơn 1 tháng mở đại lý tại TP HCM, KTM tiếp tục tấn công thị trường phía Bắc. Công ty cổ phần đầu tư TMDV Văn Tân (KTM Văn Tân) được chọn là nhà phân phối xe môtô KTM chính hãng cho khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ với showroom và trạm dịch vụ đặt tại số 205 Đội Cấn (Q.Ba Đình, Hà Nội).

KTM là thương hiệu môtô lâu đời của Áo, có mặt trên 60 quốc gia và 1200 đại lý trên toàn thế giới. Riêng năm 2012, KTM đã đạt doanh số kỷ lục, chiếm 32% thị phần đối với dòng xe phân khối lớn tại thị trường châu Âu.

Xe KTM có thể sử dụng trong thành phố, đồng bằng cũng như đi qua nhiều loại địa hình hiểm trở, đồi núi, sa mạc... KTM đã tham gia đường đua khắc nghiệt nhất hành tinh Dakar Rally, qua đó 12 năm liên tiếp vô địch phân khúc adventure. Ngoài ra, KTM còn tham dự và vô địch rất nhiều giải đua danh giá khác, đoạt hàng trăm giải thưởng lớn nhỏ.

Nằm trong hệ thống KTM Việt Nam, KTM Văn Tân là đại lý phân phối đầu tiên tại Hà Nội và khu vực phía Bắc đi vào hoạt động. Với kinh nghiệm hơn 20 năm từng hoạt động trong lĩnh vực ôtô, với bước ngoặt sang xe máy, KTM Văn Tân lập tức đưa ra hàng loạt sản phẩm đa dạng, mức giá hấp dẫn cùng dịch vụ hậu mãi hấp dẫn.

KTM Văn Tân đang trưng bày các mẫu Duke 125, Duke 200, Duke 690/690R, Super Duke 990 R, 990 Supermotor T và Super Motor R, 1190 RC 8 R. Ngoài ra còn có dòng xe địa hình Enduro EXC-F. Trong thời gian sắp tới, nhà phân phối này còn mang sản phẩm siêu môtô Super Duke 1290 về thị trường. Hiện showroom này đang có chương trình giảm giá cho các mẫu xe trong thời gian khai trương.

Phá sản ngành Công nghiệp xe ôtô - Bài 1: Nuôi mãi không lớn

Mặt khác, cả cơ quan quản lý và DN đều chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ, trong đó hành lang pháp lý và cơ chế chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nói chung và cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng ban hành chậm. Ngoài ra, quy hoạch có đề cập một số ưu đãi, nhưng tính thực thi của chính sách hạn chế.

Sau 20 năm xây dựng, phát triển và 10 năm thực hiện theo quy hoạch, đến nay ngành công nghiệp ô tô nước nhà vẫn chưa thể tạo nên hình hài, chỉ thuần gia công lắp ráp. Ngành công nghiệp ô tô từng nhận được nhiều kỳ vọng. Thế nhưng đến nay, nhiều người phải nhìn nhận là ngành công nghiệp… thất bại toàn diện!

Nếu lấy cột mốc “chính quý”, từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 5-10-2004 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã tròm trèm 10 năm. Chưa kể, 10 năm trước đó công tác xây dựng, phát triển ngành công nghiệp ô tô cũng được các bộ ngành triển khai với nhiều công sức và tiền của, nhằm quyết tâm nhanh chóng thực hiện bằng được nền công nghiệp mang thương hiệu ô tô “made in Việt Nam”.

Tuy nhiên, đến nay việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam để đến năm 2020 trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thị trường khu vực và thế giới” theo tinh thần của đề án quy hoạch đã bị phá sản.

Số liệu mới nhất của Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cho thấy, tính đến thời điểm hiện nay có 18 doanh nghiệp (DN) FDI và 38 DN trong nước tham gia sản xuất - lắp ráp ô tô với năng lực khoảng 460.000 xe/năm, trong đó chủng loại xe con gồm 200.000 xe/năm, xe tải 215.000 xe/năm... Nhìn tổng thể, ngành công nghiệp ô tô đã đáp ứng nhu cầu trong nước theo mục tiêu đề ra về mặt số lượng (xe sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu).

Mặt khác, bước đầu đã hình thành nên một ngành công nghiệp phụ trợ, cung cấp một số phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Mỗi năm ngành công nghiệp ô tô đóng góp nguồn thu thuế bình quân khoảng hơn 1 tỷ USD và giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 80.000 lao động. Tuy nhiên, như nhận định của ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ Công nghiệp nặng, ngành công nghiệp ô tô chưa đạt được tiêu chí thực sự, chỉ mới ở mức độ lắp ráp với dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 3 công đoạn chính: hàn, tẩy rửa sơn và lắp ráp.

Tỷ lệ nội địa hóa đang ở mức thấp. Mục tiêu đề ra của quy hoạch vào năm 2005 đạt 40%, năm 2010 (60%) đối với loại xe thông dụng, đến nay mới đạt bình quân khoảng 7% - 10%. Bên cạnh đó, công nghiệp phụ trợ phục vụ công nghiệp ô tô cũng rất yếu kém. Với mục tiêu quy hoạch đặt ra, tỷ lệ sản xuất trong nước đối với động cơ và hộp số là 50% - 90% vào năm 2010, nhưng đến nay vẫn chưa làm được.

Mặc dù số lượng tham gia ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam đến nay khoảng 210 DN, nhưng chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ và chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa… Chính những yếu tố này, dẫn đến giá thành sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với các nước Asean và giá cao nhất thế giới do sản lượng thấp, hầu hết các dây chuyền lắp ráp chỉ hoạt động được 50% công suất làm đẩy chi phí.

Việc xây dựng phát triển ngành công nghiệp ô tô còn yếu kém và chưa được như kỳ vọng là do quan điểm phát triển nhanh và một số mục tiêu quan trọng như đạt tỷ lệ nội địa hóa, thị trường tiêu thụ, giá thành thấp… còn mang tính chủ quan. Chưa lường hết khó khăn về phát triển hạ tầng giao thông, tính phức tạp của thị trường ô tô trong nước. Đơn cử, theo quy hoạch đến năm 2010 tiêu thụ đạt 240.000 xe, nhưng đến nay chỉ đạt 140.000 xe.

Trên thực tế, thị trường ô tô nội địa đến thời điểm này vẫn quá nhỏ bé. Sản lượng sản xuất, lắp ráp trong nước không nhiều. Chính vì vậy việc đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư sản xuất phụ tùng, linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô không hấp dẫn do khó mang lại hiệu quả. Ngay cả việc xuất khẩu phụ tùng sang các nước trong khu vực, các DN đầu tư tại Việt Nam cũng ít có lợi thế cạnh tranh vì trong nước chưa sản xuất được phần lớn các loại nguyên, vật liệu chủ yếu. Đặc biệt, cơ chế chính sách thuế, phí không ổn định, dàn trải, chưa thực sự tạo thành công cụ hữu hiệu để kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Đơn cử, đối với ô tô du lịch hiện đang áp dụng 3 loại thuế, 5 loại phí, lệ phí đã góp phần hạn chế sức mua ô tô.

Xe ôtô Indonesia dưới 200 triệu, Việt Nam 500 triệu đừng mơ

Các chính sách dự kiến đưa ra đến nay vẫn chưa thống nhất. Theo đề xuất của Bộ Công Thương thì dòng xe chiến lược cần phát triển có dung tích xi lanh dưới 2.0L, tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc từ 40% trở lên, nhưng có ý kiến lại muốn giảm xuống còn 25%. Ban đầu, dòng xe chiến lược khi nội địa hóa được 40% sẽ ưu đãi giảm 70% thuế tiêu thụ đặc biệt và lê phí trước bạ, song đến nay chỉ còn ưu đãi giảm thuế tiêu thụ đặc biệt 75% mà thôi.

Người dân Thái Lan và Indonesia dễ dàng mua được ô tô bởi đó là những trung tâm sản xuất xe của toàn Đông Nam Á, nhằm vào phân khúc giá rẻ. Còn tại Việt Nam, giá quá đắt đỏ và sở hữu ô tô vẫn là điều xa xỉ.

Indonesia và Thái Lan đang có những bước đi nhằm đạt tham vọng thống lĩnh thị trường xe giá rẻ khu vực Đông Nam Á trong tương lai gần.

Tại Indonesia, 5 năm trước, Chính phủ nước này đã lên kế hoạch phát triển dòng xe cỡ nhỏ, giá rẻ. Trong danh mục ưu tiên, giá xe này được quy định chỉ từ 4.400 đến 7.400 USD, tiêu thụ nhiên liệu tối đa 5 lít/100 km, tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc là 60%.

Ngay lập tức chính sách này được các DN ô tô hưởng ứng. Chỉ riêng các hãng xe Nhật đã đầu tư 1,8 tỷ USD vào đây và sản xuất khoảng 500.000 xe/năm. Năm 2013, hàng loạt các mẫu xe nhỏ giá rẻ thân thiện môi trường đã đua nhau ra mắt tại quốc đảo này, với giá bán trung bình từ 6.600 đến 8.900 USD, xe động cơ 1.0L.

Phân khúc xe nhỏ đang phát triển rất nhanh, chiếm 40-45% thị trường xe thương mại tại Indonesia. Quốc đảo này đã thành công khi biến chiến lược ô tô giá rẻ thành hiện thực, với khoảng 1 triệu xe xuất xưởng năm 2012.

Tại Thái Lan, xe tiết kiệm nhiên liệu, giá rẻ cũng rất thành công với dự án "eco-car" của Chính phủ. Từ năm 2009, có 5 hãng tham gia chương trình gồm Nissan, Honda, Suzuki, Misubishi và Toyota.

Các sản phẩm thuộc chương trình "eco-car" phải có mức tiêu hao nhiên liệu tối đa 5 lít/100 km, đạt tiêu chuẩn khí thải Euro4 và được ưu đãi giảm thuế với mức cao. Ngoài ra, Chính phủ Thái còn có chính sách hỗ trợ khách hàng mua xe lần đầu khi giảm 3.200 USD thuế tiêu thụ đặc biệt.

Với những gì đã làm được, Thái Lan và Indonesia chắc chắn sẽ trở thành trung tâm sản xuất ô tô cho cả vùng Đông Nam Á, đặc biệt là xe giá rẻ. Ngoài tiêu thụ nội địa, giúp người dân có mức thu nhập từ trung bình đến thấp có cơ hội sở hữu xe hơi, còn đặt mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường Đông Nam Á khi thuế nhập khẩu ô tô cắt giảm về 0% vào năm 2018.

Việt Nam đắt đỏ đến bao giờ?

Bắt đầu từ 1995, Việt Nam đã manh nha phát triển ngành công nghiệp ô tô. Hơn 10 DN ô tô có tên tuổi trên thế giới đã tìm đến, liên doanh, đầu tư lắp ráp xe, nhưng đến nay vẫn dừng ở lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp và chủ yếu là các linh kiện giản đơn.

Ngày 5/10/2004, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 đặt ra nhiều mục tiêu lớn lao. Mới đây, Bộ Công Thương tổng kết lại thì trong các tiêu chí đề ra, chỉ duy nhất có xuất khẩu linh kiện, phụ tùng là vượt; còn tất cả các mục tiêu khác từ sản lượng xe đến tỷ lệ nội địa hóa... đều không đạt.

Các mục tiêu quan trọng thể hiện sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô như: sản xuất động cơ, hộp số, cụm truyền động... đều thất bại thảm hại. Đặc biệt, công nghiệp hỗ trợ rất kém phát triển. Đến nay, cả nước có khoảng 210 DN tham gia sản xuất các loại linh kiện, phụ tùng ôtô, nhưng sản phẩm chủ yếu đều là các linh kiện giản đơn, ít bí quyết công nghệ, có giá trị thấp. Tổng số DN hỗ trợ tại Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 so với Indonesia, 1/8 so với Thái Lan.

Thị trường bị bóp nghẹt, chính sách thay đổi liên tục và đầy mâu thuẫn là những lý do chính dẫn đến thất bại. Mâu thuẫn ở đây là Việt Nam muốn có ngành công nghiệp ô tô phát triển nhưng lại hạn chế tiêu dùng bằng cách đánh thuế cao. Trong vòng hơn 10 năm, tính từ 2003 đến nay, chính sách ô tô đã thay đổi hàng chục lần, thậm chí trong 1 năm mà 3-4 lần thay đổi, làm thị trường bất ổn, ảnh hưởng lớn kế hoạch và niềm tin của các DN trong lĩnh vực này.

Hệ quả là các DN ô tô chỉ duy trì lắp ráp, chẳng thiết đầu tư thêm, công nghiệp hỗ trợ không phát triển được. Vì thế, sau cả chục năm trời, hơn 10 liên doanh ô tô mới chỉ đầu tư số vốn khoảng 1 tỷ USD, bằng vốn đầu tư của một hãng như Ford hay Toyota tại Thái Lan.

Cho đến hiện tại, khi chỉ còn 5 năm nữa thời điểm cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô về 0%, theo Hiệp định AFTA, có hiệu lực thì lúc đó các cơ quan chức năng mới nhìn nhận lại và mới tính đến chuyện thay đổi chính sách để giữ chân các nhà đầu tư cũng như xây dựng một ngành công nghiệp hướng tới đáp ứng nhu cầu phổ cập ôtô...

Chỉ còn 3 năm nữa là đến thời điểm 2018. 3 năm, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có tạo được nền tảng để phát triển? Hay khi đó, với dân số đông và nhu cầu về ô tô tăng cao sau 2020, Việt Nam dễ dàng trở thành thị trường béo bở cho xe nhập khẩu?

Khi đó, những mẫu xe giá rẻ được sản xuất tại Indonesia và Thái Lan có giá dưới 10.000 USD sẽ tràn ngập Việt Nam. Nhưng tất nhiên, về đến Việt Nam có xe sẽ đắt gấp 3 lần. Ở Indonesi, 200 triệu người dân có thể chọn mua xe, còn ở Việt Nam có 500 triệu người thì giấc mơ ô tô vẫn xa vời.

Bridgestone Việt Nam – Hành động là vì con người

Được thành lập từ ngày 12/03/2010, Công ty TNHH Kinh Doanh Lốp Xe Bridgestone Việt Nam là một công ty thuộc Tập đoàn Bridgestone Nhật Bản, đơn vị sản xuất cao su và lốp xe lớn nhất thế giới. Các sản phẩm của Bridgestone hiện đang được bán đến hơn 150 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Thứ tạo nên giá trị của thương hiệu Bridgestone Việt Nam không chỉ là chất lượng sản phẩm. Đó còn là sự quan tâm đến chất lượng cuộc sống, là những hoạt động mang tính nhân văn, vì con người.

Một trong những hoạt động tiên phong tạo nên giá trị Bridgestone chính là các hoạt động công tác xã hội và bảo vệ môi trường, nhằm hỗ trợ cộng đồng như đối tượng các em sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ các cụ già neo đơn, các trại trẻ mồ côi.

Đối với thế hệ trẻ, công ty xây dựng chuỗi chương trình “Bridgestone đồng hành cùng sinh viên Việt Nam” được triển khai từ năm 2011 và đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Cần Thơ…

Mới đây, ngày 17/10/2013, Công ty TNHH Kinh Doanh Lốp Xe Bridgestone Việt Nam đã tổ chức chương trình “Bridgestone đồng hành cùng sinh viên Việt Nam” tại Đại học Quy Nhơn.

Hãng lốp số 1 tại Việt Nam đã kết hợp cùng Đại học Quy Nhơn (Bình Định) tổ chức buổi gặp gỡ, giao lưu và hội thảo dành cho hơn 500 bạn sinh viên của trường. Trong buổi hội thảo, đội ngũ nhân sự cao cấp của Bridgestone Việt Nam đã giới thiệu nhiều kiến thức hữu ích về ngành lốp xe, kỹ thuật sản xuất lốp xe, thông tin về Tập đoàn Bridgestone Nhật Bản cũng như chia sẻ câu chuyện về nhà sáng lập Shojiro Ishibashi – tấm gương sáng vượt khó để vươn đến thành công.

Cũng qua hoạt động đồng hành cùng sinh viên tại Đại học Quy Nhơn, Bridgestone Việt Nam đã mang đến 35 suất học bổng nhằm hỗ trợ các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục con đường học vấn của mình để trở thành công dân có ích cho xã hội. Đây là lần thứ 4 công ty tổ chức trao tặng học bổng cho sinh viên Việt Nam như một cam kết vững chắc của Bridgestone Việt Nam đối với thế hệ trẻ.

Sau khi tổ chức thành công buổi hội thảo tại Đại học Quy Nhơn, vào ngày 18/10/2013, đoàn Bridgestone Việt Nam đã đến thăm Trung tâm bảo trợ xã hội Bình Định để hỗ trợ cho hơn 120 cụ già và trẻ em hiện đang được nuôi dưỡng tại đây. Đến với trung tâm, đoàn đã tặng quà, xây dựng sân chơi trẻ em với thú nhún, xích đu bằng vỏ xe cũ, trồng cây trong vỏ xe… nhằm san sẻ khó khăn và mang đến niềm vui cho các thành viên của trung tâm.

Bên cạnh nhiều hoạt động đóng góp cho sự phát triển của xã hội như “Bridgestone vì môi trường” hay “Bridgestone vì an toàn”, chuỗi chương trình “Bridgestone đồng hành cùng sinh viên Việt Nam” đã giúp các bạn sinh viên tích lũy thêm nhiều kiến thức thực tiễn cũng như kinh nghiệm làm việc trong tương lai. Hoạt động ý nghĩa này sẽ tiếp tục được Bridgestone Việt Nam duy trì và phát triển tại nhiều trường đại học trên cả nước, với điểm dừng chân tiếp theo là Đại học Bách khoa TP.HCM.

Thế mới biết, thứ tạo nên giá trị của thương hiệu Bridgestone Việt Nam không chỉ là chất lượng sản phẩm. Đó còn là sự quan tâm đến chất lượng cuộc sống, là những hoạt động mang tính nhân văn, vì con người.

Các sản phẩm lốp xe do Brigestone Việt Nam phân phối đều có chất lượng cao, đáp ứng được tất cả nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Bridgestone Việt Nam còn quan tâm đến chất lượng cuộc sống nên luôn thực hiện cam kết thân thiện với môi trường. Cùng với các chương trình chăm sóc khách hàng như hội nghị khách hàng, hội thảo, tư vấn và chăm sóc lốp xe,... Bridgestone Việt Nam tiếp tục kế thừa sứ mệnh “Phục vụ xã hội với chất lượng tuyệt hảo” từ nhà sáng lập Shijiro Ishibashi.

VMS năm 2013 – “Nóng” trước giờ G

Với thông điệp “Cùng đi tới thành công”, Triển lãm Ôtô Việt Nam 2013 hứa hẹn thu hút sự quan tâm của nhiều người khi có sự góp mặt của 15 hãng ôtô bao gồm 8 thành viên Hiệp hội Sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA): Ford, GM, Hino, Honda, Mercedes-Benz, Suzuki, Toyota và Vinastar cùng 7 thương hiệu xe nhập khẩu chính thức: Audi, BMW, Land Rover, Lexus, Renault, Nissan và Infiniti.

(23/10), Triển lãm ôtô Việt Nam lần thứ 9 mới chính thức khai màn, nhưng không khí tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh đã thực sự rất “nóng” từ chiều nay.
Xem gì ở Triển lãm Ôtô Việt Nam lần thứ 9

Những mẫu xe mới tấp nập đổ về triển lãm, dàn diễn viên người mẫu của từng gian hàng đang tổng duyệt lần cuối, các nhà sản xuất trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu chính hãng cũng đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng tại gian hàng của mình để chuẩn bị cho lễ khai mạc.

Hãy cùng Autodaily dạo một vòng triển lãm trước thềm khai mạc vào ngày mai (23/10).

Gian hàng Lexus với những chiếc xe sang phủ kín khiến các phóng viên tác nghiệp tại đây cũng như nhân viên của các hãng xe khác phải tò mò

Toyota gần như đã hoàn tất khâu chuẩn bị. Màn trình diễn tương tác với Ipad và màn hình LED khổng lồ, với hiệu ứng hình ảnh biến hóa sống động trên mẫu xe ý tưởng Toyota Fun-Vii đang được test lần cuối

Gian hàng Honda rực rỡ từ khi chưa khai cuộc

Nissan gọn gàng, sẵn sàng cho show diễn ngày mai

Gian hàng Ford còn khá ngổn ngang nhưng gây chú ý bới mẫu động cơ Ecoboost

Mitsubishi đang hoàn tất những khâu cuối

Gian hàng Chevrolet đã thành hình nhưng chưa có xe

Suzuki tất bật với Swift

Nhà phân phối xe Audi đang gấp rút hoàn thiện mặt sàn đón những chiếc xế sang của mình vào Triển lãm

Xế sang tại gian hàng BMW không cần che giấu

Infiniti với những chiếc xe to lớn "giấu mặt"

Chiếc GLK chinh phục Tây Tạng được để nguyên hiện trạng sau hành trình kỷ lục nổi bật tại gian hàng Mercedes-Benz

Sắc vàng đặc trưng tại gian hàng Renault với những sản phẩm trưng bày vẫn đang nằm trong vòng bí mật

Xế sang của Land Rover đang lên bậc

Các gian hàng lốp và dầu nhờn cũng có một vị trí khá đẹp tại Triển lãm lần này

VMS2013 - Xế sang hội tụ trước giờ khai màn triển lãm xe ôtô Việt Nam

Ấn tượng ban đầu chính là sự xuất hiện lần đầu tiên của những mẫu xe hạng sang đến từ 2 thương hiệu xe nhập khẩu là Lexus và Infiniti. Lexus – dòng xe cao cấp của Toyota và Infiniti – dòng xe cao cấp của Nissan mang đến những nhân tố mới ở phân khúc xe sang.

Một ngày trước giờ khai màn Vietnam Motor Show 2013, hàng chục chiếc xế hạng sang thuộc các thương hiệu xe hơi cao cấp như Mercedes-Benz, Audi, BMW, Land Rover, Lexus, Infiniti đã hội tụ đầy đủ tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh.

Mẫu sedan hạng sang của Lexus

Hai mẫu xe đình đám của Infiniti - QX70 và QX80

Mercedes-Benz tiếp tục nhấn mạnh vị thế tiên phong và thống lĩnh phân phúc xe sang ở Việt Nam bằng những mẫu xe cao cấp

Mercedes-Benz S-Class trị giá 5,9 tỷ đồng

Gian hàng của BMW cũng không thể thiếu sự góp mặt của các dòng xe sang trọng

BMW 4-Series Coupe. Để sở hữu mấu xế sang này, bạn phải bỏ ra số tiền 2,046 tỷ đồng

Audi trưng bày tại triển lãm năm nay những dòng xe Audi sang trọng bậc nhất trên thế giới. Tại đây, người tiêu dùng sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng 9 mẫu xe được trưng bày với điểm nhấn là Audi R8 Spyder 5.2 V10 quattro, Audi R8 Coupe 5.2 V10 quattro và dòng Audi mới sắp ra mắt.

Audi R8 Spyder 5.2 V10 quattro

Dàn xế sang của Audi

Góp phần làm nên sự phong phú trong các dòng xe sang hiện diện tại Vietnam Motor Show 2013 còn phải kể đến thương hiệu xe nhập khẩu Land Rover.

Land Rover Range Rover
có giá 3,2 tỷ đồng

Triển lãm Ôtô Việt Nam năm 2013 chính thức khai màn

Theo Ban Tổ chức, tâm điểm của Triển lãm là các công nghệ và sản phẩm mang tính tiện nghi nhưng tiết kiệm, thân thiện với con người và môi trường cùng hàng loạt các chính sách bán hàng, dịch vụ khách hàng nhằm tạo cú hích cho thị trường ôtô Việt Nam.

(23/10), Triển lãm Ôtô Việt Nam 2013 chính thức khai mạc với tour dành riêng cho báo chí tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh.

Với thông điệp “Cùng đi tới thành công”, sự kiện lớn nhất trong năm của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam thu hút sự quan tâm của nhiều người khi có sự góp mặt của 15 hãng ôtô bao gồm 8 thành viên Hiệp hội Sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA): Ford, GM, Hino, Honda, Mercedes-Benz, Suzuki, Toyota và Vinastar cùng 7 thương hiệu xe nhập khẩu chính thức: Audi, BMW, Land Rover, Lexus, Renault, Nissan và Infiniti.

Ford Fiesta hoàn toàn mới.

Hàng chục mẫu xe mới đã được các nhà sản xuất đưa đến sự kiện đình đám này. Có thể kể đến Ford Fiesta hoàn toàn mới, Honda Accord, Nissan Teana, BMW 4-Series ... và hai thương hiệu hạng sang lần đầu góp mặt Lexus và Infiniti.

Hai thương hiệu xe sang lần đầu vào Việt Nam Lexus và Infiniti thu hút được nhiều sự chú ý.

Bên cạnh đó, Triển lãm cũng là dịp người tiêu dùng tham quan, tìm hiểu thông tin về các ngành công nghiệp phụ trợ, phụ tùng, đồ chơi xe hơi tại khu trưng bày của các thương hiệu nổi tiếng như: Michelin, Motul, Valvoline, NHC, JVC, LifePro, Robert Bosch, Hella, Pinaco… và các gian hàng trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm ôtô.

Triển lãm Ôtô Việt Nam 2013 bắt đầu mở cửa cho công chúng vào 16h00 ngày 23/10 và kéo dài đến ngày 27/10/2013.